Giống lợn Giống_vật_nuôi_Việt_Nam

Một con lợn Ỉn của Việt Nam

Các giống lợn truyền thống Việt Nam rất nhiều mỡ và sinh trưởng chậm. Do vậy, chúng không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Do đó, hiện nay, người dân Việt Nam có xu hướng nuôi lợn lai nhập nội, dẫn đến nguy cơ mất dần đi những giống lợn bản địa. Một số giống lợn đã được đưa vào Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn của Việt Nam, gồm: lợn ỉ, lợn Ba Xuyên, lợn cỏ, lợn mán, lợn Táp Ná, lợn Vân Pa[22].

Riêng các giống lợn bản địa đã có tới 20 loại, như lợn ỉ, Móng Cái, Thuộc Nhiêu, lợn hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn lửng Phú Thọ, lợn đen 14 vú Mường Lay (Điện Biên), lợn nâu (Sìn Hồ - Lai Châu) v.v… Như vậy hiện đã có 5 giống hoặc nhóm vật nuôi địa phương được phát hiện là tuyệt chủng hoặc ở mức độ tối nguy hiểm: lợn Ỉ mở, lợn Sơn Vi, lợn trắng Phú Khánh, lợn Cỏ Nghệ An. Hai giống lợn bản địa chủ yếu được đưa vào nghiên cứu là lợn lửng Phú Thọlợn đen 14 vú Mường Lay (Điện Biên).

Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều người đang quay lại chăn nuôi các giống lợn bản địa vì các ưu điểm: thịt ngon, ít bệnh tật, giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên hệ thống chăn nuôi các loại lợn bản địa hiện còn nhiều nhược điểm: chủ yếu nuôi thả rông gây khó khăn cho việc ghép đôi giao phối, năng suất thịt thấp, quy mô nhỏ, sản lượng thấp khó trở thành sản xuất hàng hóa lớn.

Danh mục các giống lợn nuôi hiện nay được liệt kê (chưa đầy đủ) dưới đây gồm:

Lợn Táp Ná

Lợn Táp Ná là một giống lợn nội của Việt Nam, được hình thành từ lâu đời chủ yếu ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Người dân nuôi lợn ở vùng núi huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng chỉ giao dịch mua bán lợn tại chợ Táp Ná do đó giống lợn nội Việt Nam này dần dần được người dân đặt tên là giống lợn Táp Ná. Ngoài nuôi phổ biến ở các bản làng hẻo lánh trên các vùng núi cao hiểm trở của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.

Lợn đen Lũng Pù

Một con lợn đen Sapa

Đây là giống lợn bản địa ở Mèo Vạc, hiện được chăn nuôi tại 4 huyện trong tỉnh Hà Giang. Lợn đen Lũng Pù có tầm vóc to lớn, nuôi 10 đến 12 tháng đạt trọng lượng 80 đến 90 kg. Lông đen, dày và ngắn; da thô; tai nhỏ cúp; mõm dài trung bình. Giống lợn này có hai loại hình, một loại 4 chân trắng và có đốm trắng ở trán và mõm, một loại đen tuyền. Đây là giống lợn chiếm tỷ lệ cao nhất và có chất lượng tốt nhất so với các giống lợn địa phương khác của Hà Giang.

Lợn Mường Khương

Là một giống lợn được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và gắn liền với đời sống người H’Mông, chúng là giống lợn địa phương có từ lâu đời, được nuôi ở nhiều vùng thuộc tỉnh Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương. Đây là một trong ba giống lợn quý ở các tỉnh phía Bắc, chúng cũng là một trong ba giống lợn nội chủ yếu làm nền lai kinh tế ở Miền Bắc Việt Nam. Lợn Mường Khương được nuôi chủ yếu được nuôi ở vùng trung du Bắc Bộ.

Lợn Mường Lay

Lợn đen Mường Lay hay còn gọi là lợn đen 14 vú là một giống lợn nội địa ở Điện Biên. Lợn có 14 vú trở lên nên rất đông con, mỗi lứa đẻ trung bình 12-15 con, thậm chí tới 20 con/lứa. Đây là giống lợn đen phàm ăn, quen chịu đựng sương gió, thời tiết khắc nghiệt, ít bệnh, phát triển mạnh. Nuôi lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn đều, thịt săn chắc, thơm và ngọt, được coi là thực phẩm sạch nên được nhiều người ưa chuộng. Lợn đen 14 vú Mường Lay đã được tỉnh Điện Biên đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển từ năm 2008.

Lợn ỉ

Một con lợn Ỉ mở

Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, ngày nay ít được nuôi do hiệu quả kinh tế không cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Giống lợn ỉ mỡ (hay còn gọi là lợn ỉ nhăn) có thịt ít mỡ nhiều (tỉ lệ nạc chỉ đạt 36% trong khi mỡ chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40–50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70 – 80 kg. Lợn ỉ mỡ hiện chỉ còn được nuôi tại một số hộ dân nghèo ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái có xuất xứ từ thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hiện nay đã có mặt ở nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. Lợn Móng Cái gồm 2 dòng: xương to và xương nhỡ. Lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi, mõm trắng. Lưng, mông, cổ màu đen hình yên ngựa, các phần còn lại trắng.

Lợn lửng

Giống lợn lửng Phú Thọ của một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa như: Xuân Sơn, Vĩnh Tiền, Yên Sơn, Đông Cửu (Phú Thọ) toàn thân đen tuyền, trán dô, mặt phẳng, mõm dài, tai chuột, chân nhỏ, tầm vóc nhỏ (một năm tuổi chỉ đạt 10–15 kg, nhiều nơi còn gọi là lợn "cắp nách"), thịt ngon và thơm như thịt lợn rừng, giá bán cao gấp 3-4 lần so với lợn công nghiệp, hiện đang được tỉnh Phú Thọ đưa vào danh mục bảo tồn và phát triển.

Lợn mán

Một con heo mọi

Lợn mọi, Heo mọi hay lợn Mán là một giống lợn nhỏ được lai giữa lợn nhà và lợn rừng xuất phát từ miền Trung Việt Nam và miền Bắc Việt Nam, được nuôi thả, thường chỉ nặng trên dưới 10 kg, lưng cong, bụng ỏng rất dễ thương, thịt rất săn chắc, rất thông minh và thích sạch sẽ, có thể dùng làm vật nuôi, thú cảnh hoặc làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon.

Lợn Mẹo

Lợn Mẹo hay còn gọi là lợn Mèo, heo Mẹo là giống lợn của Người H'Mông, được nuôi tại các hộ gia đình thuộc một số xã miền núi trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái. Lợn Mẹo được đồng bào dân tộc H'Mông nuôi thuần từ rất lâu đời ở vùng rẻo cao khí hậu mát mẻ quanh năm. Lợn Mẹo được hình thành tại vùng núi cao của dãy Trường Sơn, nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình đồi núi rộng rãi thích hợp cho thả rông tự do, chúng thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái, kinh tế và tập quán chăn nuôi của người H’Mông.

Lợn cỏ

Lợn cỏ hay lợn nít heo cặng là một giống lợn nuôi có khối lượng nhỏ, gầy, èo uột, chậm lớn và là đặc sản của một số vùng đất nghèo ở miền Trung mà chủ yếu là ở các tỉnh khu IV cũ, gắn liền với một thời kỳ của một nền kinh tế nghèo nàn, với việc quản lý kém trong thời kỳ bao cấp, lợn được nuôi tự phát và thoái hóa do phối giống cận huyết. Hiện chúng được nuôi để làm đặc sản.

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách hay còn gọi là lợn Mường Sapa là giống lợn nhỏ, chỉ chừng chục kg, con vật này được người dân miền núi nuôi theo kiểu thả rông. Chúng ăn ngô, khoai, sắn hay rễ cây, rau cỏ trong rừng. Tại những phiên chợ trên vùng cao Tây Bắc, người dân tộc gùi chúng trên lưng xuống chợ, mua bán, trao đổi hàng hóa, họ có thể cắp chúng ở nách.

Lợn Bản

Là giống vật nuôi bản địa, được dân tộc Mán, Mường nuôi từ rất lâu đời với phương thức nuôi thả tự do, một số ít nuôi nhốt nhưng không thâm canh. phân bố ở khắp các huyện vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, trong đó chủ yếu tập trung ở Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Mai Châu, Tân Lạc. Lợn có ưu điểm là có sức đề kháng cao với dịch bệnh, chất lượng thịt thơm ngon.

Lợn Bảo Lạc

Lợn Bảo Lạc là một giống lợn được nuôi từ lâu, được đánh giá là thuần chủng, có đặc điểm, ngoại hình đa dạng, được nuôi từ lâu đời ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Trong điều kiện nuôi dưỡng lạc hậu ở vùng núi đá, lợn Bảo Lạc có tầm vóc nhỏ và khả năng sinh sản không cao nhưng nhóm lợn này thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, tập quán và trình độ sản xuất của người dân vùng cao, chất lượng thịt thơm ngon.

Lợn Hạ Lang

Lợn Hạ Lang là giống vật nuôi Việt Nam có từ lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, đây là nguồn gen bản địa được phát hiện và bảo tồn từ năm 2007, hiện nay, 60% giống lợn này được sử dụng làm nái nền trong chăn nuôi lợn của trong thành phố Cao Bằng. Đặc điểm ngoại hình của lợn có nhiều điểm giống với lợn Móng Cái. Lợn có da mỏng, mõm bẹ, ngắn lưng, phàm ăn; có khoang yên ngựa trên thân, trán đốm trắng, da bụng trắng, 4 chân trắng; đẻ nhiều và tỉ lệ mỡ cao.

Lợn Hương

Lợn Hương là giống lợn được nuôi phổ biến ở các huyện biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng gồm Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang… Đây là một nguồn gen quý, được bảo tồn ở Việt Nam từ năm 2008 và ngày càng phát triển về số lượng ở Cao Bằng. Lợn Hương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và nuôi phổ biến ở các huyện biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng.

Lợn sóc

Con lợn Đê

Lợn Đê là một loại lợn của người Êđê, người M'nông. Giống lợn nhà này phù hợp một số đặc điểm và địa hình của buôn làng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Họ có nhà sàn cao cách biệt với các loài vật ở dưới sàn. Lớp sàn dưới dùng cho các loài vật quần tụ ở đó, hiện này nhân dân các buôn làng không làm như vậy nữa mà làm chuồng nhốt riêng xa nhà một khoảng.

Lợn Khùa

Đây là giống lợn bản địa ở miền núi Quảng Bình, do người dân tộc Khùa nuôi tại các nông hộ theo phương thức thả rông tự kiếm ăn và không có chuồng trại. Về màu lông, lợn Khùa có thể có màu lông đen toàn thân, có lông da đen với các điểm trắng ở 4 chân hoặc có lông da đen và loang trắng trên thân. Mõm lợn khùa nói chung dài và khỏe, lưng khá thẳng.

Lợn Vân Pa

Lợn Vân Pa hay còn gọi là lợn mini Quảng Trị là giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều-Pa Cô thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị. Trọng lượng lợn Vân Pa trưởng thành chỉ đạt 30 – 35 kg, được coi là giống lợn mi ni duy nhất của Việt Nam. Giống lợn này có nhiều tập tính của động vật hoang dã như tính bầy đàn, có khả năng tự kiếm ăn cao, chịu được kham khổ, khả năng kháng bệnh tốt, thịt thơm ngon.

Lợn Lang Hồng

Lợn Lang Hồng là giống lợn địa phương Bắc Ninh (chúng được gọi là Lang hay Lạng vì có ở Lạng Sơn), lang Bắc Thái. Nhóm lợn lang có pha máu lợn Móng Cái với lợn địa phương, hướng mỡ. Lông da lang từng nhóm to nhỏ trên mình, không ổn định như ở lợn Móng Cái. Được dùng làm nái nền trong lai với lợn ngoại có tỉ lệ nạc cao. Nuôi nhiều ở các địa phương, Lợn Lang Hồng được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (Hà Bắc cũ).

Lợn Phú Khánh

Hay còn gọi là lợn trắng Phú Khánh là một giống lợn có nguồn gốc ở Việt Nam tại địa phương Phú Khánh cũ (nay là tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên). Giống lợn này được công nhận là một giống vật nuôi ở Việt Nam. Lợn trắng Phú Khánh là lợn lai giữa lợn địa phương với các giống lợn ngoại, chủ yếu là lợn Yorkshire, qua nhiều năm phát triển lợn lai này đã dần dần thích ứng với điều kiện chăn nuôi và khí hậu ở địa phương tỉnh Phú Khánh. Lợn đã được chọn lọc, nhân thuần và xây dựng thành nhóm giống lợn trắng Phú Khánh.

Lợn Kiềng Sắt

Là giống lợn bản địa Quảng Ngãi có tên gọi phổ biến là lợn Cỏ, theo cách gọi của người Hrê gọi là lợn Kiềng Sắt hay lợn cúng Giàng, chúng có nguồn gốc tại xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, được nuôi chủ yếu bởi ba cộng đồng người dân tộc Người Hrê, người Kor, người Kdong. Chúng có những đặc điểm quý như dễ nuôi, khả năng chống chịu bệnh tốt, không kén ăn, chi phí nuôi thấp, chất lượng thịt thơm ngon. Hiện nay số lượng lợn Kiềng Sắt còn rất ít, phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.

Lợn Bồ Xụ

Lợn Bồ Xụ là lợn lai giữa lợn Vuông (một giống lợn nuôi lâu năm ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc) với lợn Craonnais do các chủ đồn điền người Pháp ở vùng Miền Đông Nam Bộ nhập về vào năm 1920. Lợn Bồ Xụ có thân hình cao lớn, lông trắng, tai lớn và xụ xuống che cả mắt, nuôi khoảng 8 tháng thịt cho nhiều nạc. Nếu nuôi giáp năm thì đạt gần tạ rưỡi. Heo Bồ Xụ được cho lai với heo Berkshire và Tamworth.

Lợn Ba Xuyên

Lợn Ba Xuyên

Lợn Ba Xuyên hay heo bông là giống lợn đen đốm trắng xuất phát vùng Ba Xuyên nay thuộc tỉnh Sóc Trăng. Giống lợn này được hình thành từ các giống lợn địa phương lai với lợn Hải Nam, lợn Craonnaiselợn Berkshire. Lợn Ba Xuyên có khối lượng trưởng thành đạt 120–150 kg, đẻ bình quân 8-9 con/lứa, nuôi con khéo. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc chỉ đạt 39-40%. Lợn Ba Xuyên thường được dùng làm nái nền để lai với đực ngoại tạo con lai nuôi thịt thương phẩm.

Lợn Thuộc Nhiêu

Đây là con lai giữa lợn Bồ Xụlợn Yorkshire ở vùng Thuộc Nhiêu, huyện Châu ThànhCai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Lợn Thuộc Nhiêu có lông màu trắng, có thể có vài đốm đen nhỏ. Giống lợn này chịu đựng được nhiều điều kiện chăn nuôi kham khổ, có khả năng sử dụng tốt thức ăn nghèo protein, nuôi con khéo, chống chịu bệnh tốt, phù hợp với chăn nuôi gia đình. Hiện nay giống lợn này chỉ còn nuôi ở vùng sâu, vùng xa, các vùng khác được cải tiến bằng cách lai pha máu với lợn Yorkshire.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giống_vật_nuôi_Việt_Nam http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/04/140403... http://www.nongnghiepvn.com/agro/news/print/Nuoi-c... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://dad.fao.org/Domestic http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Can-dau-t... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/543591/go... http://www.kinhtenongthon.com.vn/Cac-giong-vat-nuo... http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/thuc-trang... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_m... http://nld.com.vn/khoa-hoc/viet-nam-bao-ton-gen-21...